6 rào cản vô hình khiến bạn mãi không thể ra mắt sản phẩm tri thức số
Và cơ hội để được đồng hành gỡ bỏ những rào cản này
Nếu bạn từng ngồi xuống viết outline sản phẩm tri thức, viết được vài dòng rồi xoá.
Nếu bạn từng thử làm một bản mini course nhưng rồi gác lại vì thấy chưa đủ.
Nếu bạn thấy mình nghĩ về việc ra mắt sản phẩm mỗi ngày, nhưng mỗi ngày trôi qua vẫn chưa có gì thật sự bắt đầu…
Đừng tự trách bản thân là mình thiếu động lực, thiếu kỹ năng hay không đủ giỏi. Sự thật là bạn đang vướng vào những lớp rào cản vô hình mà rất nhiều người từng đi qua hành trình này đều gặp mà không gọi tên được. Những điểm tắc nghẽn trong tư duy, trong cảm xúc, trong cách bạn ra quyết định và đối thoại với chính mình.
Mình gọi đó là những Inside out - những nỗi lo, nỗi niềm, cả nỗi sợ không dễ mô tả thành lời nhưng lại chi phối toàn bộ hành trình bạn làm sản phẩm tri thức.
Dưới đây là 6 nỗi sợ lớn nhất mà mình đúc kết từ việc quan sát và đồng hành cùng hơn 100 bạn đã từng ở trong hành trình đó. Nếu bạn đã từng ở bất kỳ một điểm kẹt nào trong 6 điều mình nêu, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nhẹ nhàng gọi tên, và can đảm hơn để đi tiếp.
Và bài viết này cũng nhằm để thông báo một chương trình signature của Dung trong năm 2025 về đóng gói sản phẩm tri thức số, mà mình sẽ tâm huyết dành ưu đãi chỉ cho 10 người đầu tiên.
Inside out #1: “Mình không biết liệu thị trường có muốn cái mình làm ra hay không.”
Đây thường là nỗi lo của:
Người mới, chưa có nhiều audience,
Người cầu toàn, sợ làm chưa đủ tốt,
Hoặc người đã từng thử chia sẻ nhưng bị... im lặng.
Họ thường bắt đầu bằng trực giác cá nhân: thấy bản thân từng gặp vấn đề này, thấy bạn bè cũng vậy, rồi tự tin là chắc có nhu cầu. Có thể hỏi vài người, nhưng không có hệ thống. Có nghĩ đến khảo sát, nhưng không biết hỏi gì, hỏi ai, để làm gì, nên rồi thôi.
Và thế là họ quay về đoán mò. Sản phẩm được làm ra trong mơ hồ. Khi đăng lên, không có tương tác. Khi launch, giống như chơi canh bạc. Không rõ ai mua. Không rõ họ cần gì. Không rõ vì sao mình nên tiếp tục.
Điều mệt nhất không nằm ở công việc, mà nằm ở cái đầu: luôn phải tự nghĩ, tự quyết, tự lo… trong một vùng sương mù.
Càng làm, càng thấy hoài nghi.
Càng hoài nghi, càng không dám chia sẻ.
Càng không chia sẻ, càng launch trong vô vọng và cầu may.
Và cứ thế, vòng lặp lặp lại.
Sau 8 lần tổ chức thử thách ở dạng Sell before Build cho hàng trăm bạn kinh doanh chuyên môn trong suốt 2024, Dung nhận ra là những sản phẩm bán được không phải vì làm giỏi content hay viết giỏi sale page, mà cái gốc là có:
1 ý tưởng thật rõ ràng + 1 đối tượng thật cụ thể + 1 lời hứa chuyển hoá rõ ràng.
Inside out #2: "Tôi không chắc mình đang truyền đạt cái gì, kiến thức quá rộng, không biết đóng gói thế nào."
Một trong những cảm giác khó chịu nhất trong quá trình làm sản phẩm là:
“Mình có nhiều thứ để chia sẻ nhưng bắt đầu từ đâu?
Cái gì nên nói trước? Cái gì nên cắt? Sao mình không nhìn thấy hệ thống rõ ràng?”
Đây là điều mình thấy rất nhiều ở:
Những bạn có chuyên môn mạnh, kinh nghiệm dày
Những bạn đã từng dạy, tư vấn, làm freelance,
Hoặc đơn giản là… những người có quá nhiều thứ trong đầu, gọi là bị lụt suy nghĩ
Càng hiểu biết nhiều lại càng khó rút gọn. Bạn bắt đầu viết outline → lan man. Bạn bắt đầu dạy thử → nói 15 phút mà vẫn chưa vào vấn đề chính. Bạn muốn giúp khách hàng chuyển hoá, nhưng không biết lộ trình đó nhìn ra sao.
Một điểm mù (expert blindness) của người có chuyên môn là vậy, cái gì cũng quan trọng nên không biết bao cái nào. Sản phẩm của bạn vì thế rất dễ rơi vào tình trạng:
Không có xương sống → người học bị loạn.
Không có lộ trình rõ ràng → khách hàng không cảm thấy “mình đang tiến bộ”.
Không dễ bán → vì bạn không thể nói 1 câu rõ ràng: “Tôi sẽ giúp bạn đạt được điều gì trong bao lâu.”
Mệt nhất là ở chỗ: bạn biết mình có nhiều thứ hay để nói.
Nhưng lại không biết cách gói nó thành một lời hứa chuyển hoá rõ ràng. Và điều đó bào mòn tự tin mỗi ngày.
Inside out #3: "Tôi bị tê liệt vì quá nhiều việc phải làm, không biết bắt đầu từ đâu."
Một trong những trạng thái mệt mỏi nhất mà mình thấy nhiều bạn gặp phải, là không phải “không có gì để làm”, mà ngược lại là có quá nhiều việc mà không biết bắt đầu từ đâu. Bạn mở máy lên, thấy một danh sách dài dằng dặc: viết nội dung, quay video, làm landing page, học viết email, inbox khách hàng, setup học liệu, brainstorm phễu bán hàng… rồi tắt máy.
Bạn không biết việc nào quan trọng hơn.
Bạn không biết việc nào có thể bỏ.
Bạn không biết nên làm cái gì trước.
Và càng để lâu, danh sách đó càng dài. Dù biết mình cần hành động nhưng gần như chúng ta lại bị đóng băng. Trạng thái tê liệt này không đến từ sự lười biếng mà thường nằm ở một trong 4 nguyên nhân:
Thiếu kinh nghiệm nên không có hệ quy chiếu để chọn đúng việc
Khi bạn chưa từng ra mắt sản phẩm, chưa từng launch, chưa từng nhận feedback thật từ thị trường, bạn không biết điều gì đáng làm trước, điều gì để sau.
Bạn đối xử với mọi task như nhau. Và khi mọi việc đều ngang hàng → bạn đứng im.
Cầu toàn muốn mọi thứ phải chỉn chu ngay từ đầu
Bạn là người kỹ tính, bạn muốn làm cho tử tế.
Nhưng thay vì chọn 1-2 việc quan trọng để tập trung, bạn lại ôm tất cả: content đẹp, video trau chuốt, nền tảng chuyên nghiệp, email hoàn chỉnh, thậm chí còn automation đủ thứ. Mà quên rằng: Sản phẩm cần sự ra mắt hoành tráng, mà nó cần rõ ràng và có kết quả để kiểm chứng.
Không phân biệt được việc gì nên làm việc gì có thể uỷ quyền hoặc làm thủ công
Bạn làm một mình, nên cái gì cũng tự làm.
Từ việc chính như viết nội dung → đến việc như thiết kế, setup kỹ thuật, chỉnh màu, làm icon… Bạn không biết cách chunking (gom nhóm để xử lý) công việc theo mức độ tác động.
Và bạn đuối vì đang cố scale một sản phẩm còn chưa có khách mua.
Không có bản đồ hành động mọi thứ cứ lửng lơ trong đầu
Khi bạn không nhìn rõ hành trình ra sản phẩm gồm mấy bước, mỗi bước cần gì, làm trong bao lâu, bạn phải giữ hết trong đầu.
Đó mới là điều mệt nhất.
Đầu bạn đang phải ôm quá nhiều thứ chưa xếp tên.
4 điều này khiến chúng ta không phải thất bại hay trì hoãn vì không hành động, mà là tê liệt vì chưa có hướng dẫn hành động nào là đúng vào lúc này.
Inside out #4: "Tôi sợ sản phẩm của mình chưa đủ tốt để bán, nhỡ người ta không hài lòng thì sao?"
Đây là một nỗi sợ có gốc rễ đạo đức rất sâu. Bạn không muốn là người bán chưa đủ giá trị. Bạn sợ khách thất vọng. Sợ bị đánh giá. Sợ làm người ta mất tiền.
“Lỡ mình bán rồi mà khách thấy dở thì sao?
Mình chưa đủ giỏi. Sản phẩm chưa đủ chỉnh chu.
Lấy tiền rồi mà người ta không hài lòng thì... mình thấy có lỗi.”
Làm sản phẩm tri thức rất dễ mang theo nỗi lòng này, đặc biệt là chúng ta muốn làm có tâm, có chuẩn mực. Đó thường là người:
Từng đi dạy, tư vấn, làm nghề nghiêm túc
Từng mua sản phẩm dở nên sợ làm người khác thất vọng
Cũng có cả những bạn chưa từng bán sản phẩm của riêng mình nên áp lực là đang mang danh nghĩa cá nhân.
Ban đầu họ hào hứng: "Mình muốn giúp người khác vượt qua những điều mình từng trải qua." Nhưng càng làm, càng chỉnh thì nỗi sợ càng lớn. Sửa hoài. Gác lại. Chưa dám launch.
Mình nghĩ rằng tận sâu bên dưới, vấn đề không hoàn toàn nằm ở kỹ năng mà là chưa có điểm neo cho sự tự tin.
Đó có thể là do chưa biết người học thực sự cần gì → không chắc điều mình làm có ích. Có thể là do chưa nói rõ sản phẩm sẽ giúp ai, đạt điều gì → thấy mình đang hứa mơ hồ. Và cũng có thể là do chưa từng bán bao giờ → cho rằng mọi phản hồi xấu sẽ là lỗi của mình.
Sự thiếu rõ ràng tạo ra sự thiếu tự tin, khiến ta có xu hướng cầu toàn hơn, cố chỉn chu hơn và lại dễ trì hoãn hơn.
Một lý do khác khiến nỗi sợ này dai dẳng mà khi phỏng vấn 1 số bạn mình mới nhận ra, đó là hiểu sai về MVP (sản phẩm khả dụng tối thiểu). Đây là một thuật ngữ thuộc từ giới khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp công nghệ, được dùng sang cả các lĩnh vực sản phẩm khác, nhưng mà lại chưa được hiểu đầy đủ và chính xác.
Bạn tưởng MVP là sản phẩm làm tạm, chưa hoàn chỉnh, thậm chí có cả MVP ở dạng còn chưa có sản phẩm cuối cơ mà, và nghĩ chưa đủ xứng đáng để thu tiền.
Nên bạn nghĩ: Bán MVP là không tử tế. Bán vỏ là nói không đúng sự thật. Chắc mình nên làm cho chỉn chu đã rồi hẵng bán.
Sự thật là:
MVP không có nghĩa là làm qua loa.
MVP là sản phẩm tinh gọn nhất đủ để kiểm chứng lời hứa chuyển hoá với người thật. Nó vẫn phải có giá trị.
Inside out #5: "Tôi có nội dung, nhưng không có hành trình."
Không ít lần mình lắng nghe các workshop, hoặc khoá học mà thất vọng, hok phải vì người chia sẻ bị sai hay buồn ngủ đâu, mà là nó bị lan man. Có rất nhiều ý quan trọng thì lại không phân tích rõ, lớp kiến thức này chưa đủ xong đã sang lớp kiến thức mới, mà đi mãi không thấy trọng tâm.
Hoặc cũng có không ít các chương trình cấu trúc nội dung (như module/bài học) theo lối mòn: như kiểu phải dạy tổng quan, lợi ích, tầm quan trọng, rồi đến phần 1, 2, 3… trọng tâm. Nó không sai nhưng bị nhạt và khiến người theo dõi không có động lực đi tiếp.
“Tôi chỉ cần chia sẻ lại điều mình biết, thế là ra sản phẩm tri thức.”
“Cứ viết những gì mình đã làm được, là sẽ có giá trị.”
Không, thực tế rằng, chia sẻ là một chuyện, còn thiết kế hành trình cho người học đi đến kết quả lại là chuyện hoàn toàn khác. Việc nên bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu, và dẫn người học đi qua những gì, 3 ý đó thôi nhiều khi sẽ làm ta loay hoay:
Viết bài học theo cảm hứng, rồi xoá vì thấy thiếu mạch lạc.
Không biết học viên sẽ “đi” như thế nào qua từng phần nội dung.
Sợ dạy thiếu, nên dạy quá nhiều, khiến cả bạn lẫn người học… đuối.
Mình gọi đây là điểm mù của người có chuyên môn: không phải ai có chuyên môn cũng biết dạy có hệ thống. Và việc không có cấu trúc rõ ràng (product mission, lộ trình tổng thể, milestone từng bước) cũng là một kiểu anti-experience, khiến người học mệt, mất phương hướng, và dễ bỏ cuộc.
Một sản phẩm tri thức tốt không dừng lại ở việc “nói cho người ta hiểu” mà là dẫn họ đi được, từng bước, tới kết quả rõ ràng.
Inside out #6: "Sản phẩm của mình dễ bị sao chép, vì chưa có chất riêng."
Đây là nỗi lo rất thật, đặc biệt với:
Người đã từng thấy nội dung mình bị người khác bê đi không xin phép
Người làm ở thị trường ngách dễ bị copy format
Người có kỹ năng trình bày, truyền đạt, nhưng chưa có triết lý riêng
Bạn cảm thấy sản phẩm của mình:
Có thông tin, nhưng chưa có linh hồn
Có cấu trúc, nhưng thiếu bản sắc
Có bài học, nhưng không đọng lại được cảm hứng lâu dài
Thông tin thì ai cũng có thể dạy. Cái khiến sản phẩm của bạn không thể bị copy, là góc nhìn. Mình gọi đó là: giọng nói nội tại - triết lý dẫn đường - tầng sâu mà không AI nào viết thay bạn được.
Bạn có thể mượn cấu trúc, học từ AI, tổng hợp nội dung từ nhiều nguồn.
Nhưng nếu bạn thiếu: quan điểm sống rõ ràng, trải nghiệm cá nhân đủ thật, một hệ giá trị dẫn dắt từng bài học… thì sản phẩm của bạn sẽ dễ bị copy, và dễ bị lãng quên.
Bạn làm đúng. Làm đủ. Làm rõ. Nhưng vẫn có cảm giác: sản phẩm của mình giống với rất nhiều người khác. Không đọng lại. Không gây cảm hứng. Không có chất. Bạn lo: nếu có người copy, họ có thể làm còn tốt hơn mình. Bạn cũng không chắc: điều gì làm mình khác biệt.
Vì bạn chưa từng dành thời gian khai thác góc nhìn, triết lý, câu chuyện cá nhân. Bạn làm sản phẩm từ kiến thức, nhưng không đi từ bản sắc. Và đó là lý do sản phẩm của bạn đúng… mà vẫn dễ quên.
Chính từ việc nghe - thấy - cùng đi qua từng điểm kẹt này với nhiều bạn, mình đã xây dựng nên chương trình Transformative Product Creation. 🛫
Không phải một chương trình lý thuyết. Không phải chỉ một chuỗi video tự học. Mà là không gian 6 tuần được thiết kế để giúp bạn:
Kiểm chứng và chọn đúng ý tưởng từ đầu
Thiết kế bản đồ hành động – để không bị overwhelm
Làm MVP đúng nghĩa, có thể bán được, không phải bản nháp qua loa
Dựng lộ trình học rõ ràng, dẫn người học đi đến kết quả thật
Khai mở góc nhìn, định hình triết lý sản phẩm để bạn có chất riêng không thể sao chép
Mặc dù học Master về Technology & Learning Design, nhưng Dung phát triển chương trình này hoàn toàn không dựa trên sách vở hay lý thuyết xây dựng khung chương trình, mà thực tế đi từ:
Hơn 50 sản phẩm chuyên môn mình trực tiếp phát triển hoặc cố vấn chỉ trong 2024-2025
8 năm xây dựng sản phẩm công nghệ & giáo dục, qua đủ lần làm sai, làm lại, và làm tới
Hàng trăm giờ mentoring, chữa bài thực tế cho mentee & học viên
Và không ít lần bản thân đâm đầu vào tường
Mình tạo ra chương trình này vì từng ước có ai đó dạy mình từ đầu. Không chỉ dạy cách ra mắt sản phẩm, mà chỉ rõ:
Vì sao mình nên chọn sản phẩm này?
Làm thế nào để kiểm chứng đúng, nhanh, mà không phải chỉ là đưa ra thị trường một cái vỏ, một sản phẩm nháp?
Làm sao để tạo chuyển hoá cho người học, chứ không chỉ cung cấp thông tin?
Nếu bạn từng:
Có chuyên môn, nhưng bí cách đóng gói để người khác hiểu và mua
Làm khoá học nhưng thấy người học bỏ ngang giữa chừng
Có ý tưởng nhưng không biết bắt đầu từ đâu
Loay hoay giữa hàng loạt cẩm nang, hướng dẫn, template AI mà vẫn không đâu vào đâu
Thì có thể bạn đang học sai cách làm sản phẩm dành cho mình. Vì ngoài kia không thiếu người nói về MVP, Lean Launch, Build-Measure-Learn. Nhưng ít ai dạy bạn:
Tạo MVP cho sản phẩm tri thức, nơi người học không click vào tính năng mà cần được dẫn dắt qua nội dung, trải nghiệm, cảm xúc
Làm Lean Launch kiểu solopreneur: không ads, không funnel rối rắm, vẫn kiểm chứng được sớm và cải tiến được thật
Trong Transformative Product Creation, bạn sẽ:
Hiểu đúng về MVP: phiên bản nhỏ nhất của một lời hứa có thể thực hiện được
Biết cách bán tinh gọn: không chờ đủ hết mọi thứ mới bắt đầu
Xây sản phẩm không chỉ đúng format, mà còn đúng hành vi người học, đúng nhịp sống của bạn
Thiết kế lộ trình học giúp người học tiến bộ thật và bạn thấy mình đang dẫn đường thật
Định hình góc nhìn & triết lý để sản phẩm có chất riêng, không thể copy
⚠️ Có thể bạn sẽ thất vọng: bởi đây không phải là chương trình hướng dẫn bạn xây một sản phẩm hoàn hảo.
Chúng ta xây sản phẩm với tinh thần liên tục có thể tinh chỉnh, để nó ra đời được, đến tay người thật, tạo kết quả thật. Rồi từ đó, bạn học từ phản hồi thật để học hỏi, cải tiến, mở rộng, nhân bản.
Chương trình gồm 5 chặng lớn trong 6 tuần:
Chọn đúng người, đúng vấn đề, đúng ý tưởng
Xác định sứ mệnh sản phẩm & thiết kế offer không thể chối từ
Tạo MVP: vừa đủ tốt để bán, vừa đủ nhỏ để không bị tắc
Giải nén & cấu trúc nội dung chuyên môn theo logic thiết kế sản phẩm và hành vi người học
Tinh chỉnh dựa trên phản hồi và chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo
Mình tin rằng: Một sản phẩm tốt không đến từ "thêm nữa", mà từ "bớt đi cho rõ". Một sản phẩm bán được không nhờ kỹ xảo, mà nhờ hiểu người mua. Và một sản phẩm có giá trị không đến từ lý trí, mà từ khả năng kết nối thật và tạo cảm xúc thật.
Đừng tham gia nếu bạn chỉ muốn học cho biết hay nếu bạn mong chờ bí kíp thay vì sự cải tiến. Nhưng nếu bạn thật sự muốn:
Có một sản phẩm (thậm chí là sản phẩm đầu tay) có thể mở bán
Có khung xương rõ ràng cho chuyên môn của bạn
Có lời hứa chuyển hoá bạn tin và dám thực hiện
Thì mình sẽ rất vui được gặp bạn trong chương trình này. Không cần bước thật vội, nhưng cần có sự rốt ráo, rõ ràng.